Tại sao con đường thông thương giữa phương Đông cổ đại và phương Tây c – Trầm Hương Khánh Hòa
Giỏ hàng

Tại sao con đường thông thương giữa phương Đông cổ đại và phương Tây cổ đại lại được gọi là Con đường Tơ lụa?

Nhắc tới con đường Tơ lụa là nói tới hai con đường giao thương Đông – Tây riêng biệt thời kỳ cổ đại đến thời kỳ trung đại. Một con đường Tơ lụa trên biển và một con đường Tơ lụa trên bộ.

Người ta thường biết đến con đường trên biển nhiều hơn tới con đường Tơ lụa trên bộ ra đời từ thời Hán ở Trung Quốc (202 TCN – 202 SCN)

Sở dĩ người ta gọi là con đường Tơ lụa vì trong thời kỳ cổ đại, các tuyến đường thông thương rất khó khăn, tốn kém, di chuyển với thời gian rất dài và đối mặt với nạn cướp bóc hoành hành, nguy hiểm chồng chất (cả trên bộ lẫn trên biển) nên các thương nhân chỉ lựa chọn những hàng hóa quý giá nhất, có giá trị cao nhất để mang đi buôn bán. Trong đó nổi bật là tơ lụa, Trầm Hương và các loại hương liệu, vàng bạc, gia vị, trang sức…Tơ lụa là mặt hàng chính và là sự mở đầu của con đường này nên người ta lấy Tơ lụa để đặt tên cho nó.

Cặp vòng Bạch Kỳ Phúc Lộc Thọ do ATC chế tác cho các Tỷ phú trên thế giới

Con đường tơ lụa trên bộ khởi đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc), với nhiều hàng hoá được các thương nhân thu mua từ nhiều vùng trong đó hàng hoá từ Đông nam Á ( có Việt Nam) rất phong phú đa dạng có chất lượng cao rồi chuyển qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường này dài hơn 6.000 km với nhiều núi cao hiểm trở, sa mạc nóng bỏng, cướp bóc triền miên. Đặc biệt là thường bị gián đoạn bởi những thay đổi vì chính trị ở khu vực Tây Á. Đến thế kỷ XV, con đường thông thương này gần như bị gián đoạn hoàn toàn do sự chiếm đóng của người Turks (người Thổ Nhĩ Kỳ) và sau đó là đế quốc Ottoman đã khiến châu Âu nổi lên cơn khát hàng hóa phương Đông một cách điên cuồng. Từ đó dẫn tới phong trào phát kiến địa lý nổi tiếng (tìm ra những châu lục mới, vùng đất mới, con đường thông thương mới…) nhưng mục tiêu ban đầu của nó chỉ là tìm ra tuyến đường hàng hải mới để người châu Âu (phương Tây) nói tìm đến được Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á nơi có nhiều tơ lụa, Trầm Hương, hương liệu và gia vị.

Thanh Kỳ sản vật linh thiêng cao quý do ATC chế tác.

Mặc dù vậy, không phải đến thế kỷ XV mới xuất hiện con đường Tơ lụa trên biển, mà con đường này có thể đã tồn tại gần như cùng một lúc với con đường Tơ lụa trên bộ vào khoảng thế kỷ II TCN. Con đường này là một tuyển hải trình dài nối Trung Quốc với Đông Nam Á, quần đảo Indonesia, tiểu lục địa Ấn Độ, bán đảo Ả Rập, Ai Cập và cuối cùng là châu Âu. Con đường này gần như không bị gián đoạn như con đường trên bộ và thương nhân của mỗi quốc gia lại đảm nhận một phần của tuyến hải trình này. Tuy nhiên, trước khi Vasco Da Gama tìm ra con đường từ Bồ Đào Nha (châu Âu) đến Ấn Độ (1497 – 1499), thì đối với người phương Tây cận đại con đường này vẫn là một ẩn số (phương Tây là một đầu của con đường Tơ lụa thời cổ đại nhưng từ thế kỷ thứ V SCN, người Hồi giáo là bá chủ tuyến đường này, người châu Âu chỉ mua hàng từ người Hồi giáo nên đã lãng quên con đường này từ lâu).

Trầm Hương

Trong thời kỳ hiện đại ngày nay, có thể nhiều người thắc mắc tại sao những hàng hóa như tơ lụa, Trầm Hương, hương liệu, gia vị lại có thể hấp dẫn người phương Tây đến thế? Nếu đặt vào bối cảnh lịch sử thời cổ đại thì những món hàng hóa từ phương Đông xa xôi, huyền bí (hầu hết các nước phương Tây không có quan hệ trực tiếp với các nước phương Đông về nhiều mặt mà phải thông qua các trung gian là các thương nhân Arab cho đến tận thế kỷ XV) là những xa xỉ phẩm thể hiện địa vị quyền quý của người phương Tây. Elagabalus (218 -222) Hoàng đế của Roma vĩ đại nổi tiếng vì sự giàu có của mình bởi ông là vị vua đầu tiên mặc quần áo hoàn toàn bằng tơ lụa. Quần áo ở phương Tây tính đến thế kỷ III SCN vẫn chủ yếu làm bằng ba nguyên liệu chính là da động vật (rẻ nhưng nóng và nặng), len thô hoặc vải lanh dễ nhàu. Ở phương Đông thì người Ấn Độ (thế kỷ IV – V TCN) và Ai cập đã làm được vải bông, còn người Trung Quốc đã có vải tơ tằm. Người Roma biết đến tơ lụa của Trung Quốc nhưng họ lại không biết gì về Trung Quốc mà tin rằng tơ lụa mọc trực tiếp trên cây dâu. Nếu xét trên con mắt của người hiện đại thì đây cũng là một bước tiến về kĩ nghệ của phương Đông so với phương Tây.

Vòng Bạch Kỳ Phúc Lộc Thọ

Hàng hóa được vận chuyển từ Trung Quốc đến thành Roma rất chậm chạp, hiểm nguy và gian khổ mà ngày nay ta khó có thể tưởng tượng được khi mạng lưới giao thông toàn cầu đã phát triển nhanh chóng cả trên bộ, trên biển và trên không. Tơ lụa Trung Quốc xuất phát tại những cảng ở phía Nam (chủ yếu là Quảng Châu) sau đó đến Đông Dương rồi từ đó vòng qua bán đảo Mã Lai và vịnh Bengal tới Srilanka. Sau đó là công việc của cái lái buôn Ấn Độ, họ tiếp tục chuyển hàng tới Muziris, Nelcynda, Comara ở Tamil ở phía Tây Nam Ấn Độ. Tại đây các lái buôn Hy Lạp và Arab tiếp tục vận chuyển hàng tới đảo Diocordia (nay là Socotra thuộc lãnh thổ Yemen và nằm trên vùng vịnh Arab, cảng này được xếp hạng di sản thế giới bởi UNESCO). Đảo Diocordia có vị trí rất quan trọng trong thương mại Đông – Tây thời cổ đại là nơi tập trung những lái buôn từ Arab, Hy Lạp, Ấn Độ, Ba Tư và Etiopia. Từ đây hàng hóa được đưa lên tàu buôn Hy Lạp vào biển Đỏ tại “Cổng U sầu” (Bab el Mandeb theo tiếng Arab, là eo biển với hai bờ là Yemen và Somalia, tên của nó thể hiện sự hiểm nguy của các tàu buôn khi đi ngang qua). Hàng hóa tiếp tục được đưa đến và tập trung ở cảng Berenice ở Ai Cập sau đó hàng hóa được đưa lên bộ và di chuyển bằng lạc đà tới sông Nile rồi tiếp tục đi thuyền xuống Alexandria. Từ Alexandria các con tàu Roma và Hy Lạp chuyển hàng qua Địa Trung Hải tới Puteoli (Pozzuolli ngày nay, nằm trên lãnh thổ nước Ý vùng Napoli ngày nay) và Ostia (cách Roma khoảng 17 km). Thời gian vận chuyển hết hải trình này dài ít nhất là 18 tháng với những hiểm họa rình rập ở mỗi điểm dừng chân trên biển Arab và vịnh Bengal (cướp bóc, tàn sát…). Đó là khái quát toàn bộ con đường Tơ lụa trên biển nối thương mại Đông – Tây nổi tiếng.

Vòng Thanh Kỳ

Lí do của việc phải mang hàng lên bộ vì chưa có kênh đào Suez nối liền Địa Trung Hải và biển Đỏ. Các thành phố của Italia trở thành trạm trung chuyển hàng hóa lớn nhất ở châu Âu thời kỳ cổ đại và trung đại trước khi có các cuộc phát kiến địa lý nhờ vị trí giáp Địa Trung Hải. Việc hàng hóa từ cả con đường Tơ lụa trên biển và trên bộ đều được tập hợp ở đây trước khi chuyển đến các nơi khác tại châu Âu đem lại cho các thương cảng ở Ý sự giàu có và vinh quang không đâu ở châu Âu sánh bằng. Đặc điểm đã thành thông lệ của con đường Tơ lụa trên biển là người Trung Quốc không đi qua phía tây Sri Lanka, người Ấn Độ hiếm khi đi quá phía bắc cửa biển Đỏ và người Ý hiếm khi đi qua phía nam Alexandria, người Hy Lạp phụ trách đưa hàng từ Ấn Độ đến Ý và mang đến sự giao thương phồn thịnh thời cổ đại. Bởi vậy đối với người châu Âu thì Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á mà đặc biệt là Việt Nam và cả Ấn Độ là bí ẩn vô cùng. Điều này cũng lí giải tại sao cuốn Du ký của Marco Polo làm nên cơn sốt ở châu Âu vào thế kỷ XIV đã kích động lòng tham của người phương Tây đối với phương Đông giàu có.

Thanh Trầm Tài Lộc

Bộ Thưởng Trầm Tài Lộc

Hộp Thanh Trầm Đại Cát

Bởi hàng hóa đã phải trải qua một con đường rất dài và chồng chất khó khăn nên giá cả khi đến Roma đã được đẩy lên rất nhiều, gấp hàng trăm lần giá cả ở Trung Quốc.

Con đường tơ lụa trên bộ cũng bắt đầu từ Trung Quốc (thế kỷ II TCN thời nhà Hán) sau đó đi đến Trung Á, rồi tới phía nam Siberia và đến châu Âu. Con đường này phức tạp hơn con đường trên biển và luôn thay đổi tùy thuộc tình hình chính trị và quân sự. Nổi tiếng nhất là những thành phố Samarkand (Uzbezkistan), Isfahan (Iran) và Herat (Afghanistan). So với đường bộ thì đường biển có ưu thế hơn hẳn về độ an toàn, giá thành rẻ, tải trọng lớn và có thể đi vòng tránh được những khu vực bất ổn nên không bị gián đoạn. Đến thế kỷ thứ VII SCN thì thương nhân Hồi giáo và Ấn Độ làm chủ gần như hoàn toàn con đường này.

Vòng Kỳ Nam Vân Hoa

Cặp Vòng Trầm Hương

Sự kiện Octavian chiến thắng liên quân Anthony và Cleopatra trong trận Actium vào năm 30 TCN đã khiến thành Roma ngập tràn Trầm Hương, hồ tiêu, động vật ngoại lai, ngà voi và trang sức quý từ phương Đông. Trong số hàng hóa này thì Trầm Hương từ miền duyên hải nam Việt Nam và tơ lụa Trung Quốc là mặt hàng nổi tiếng nhất và được thèm muốn nhất nhưng chưa người Roma nào gặp mặt người Trung Hoa những người chuyên vẽ bản đồ ở Roma cổ đại cũng không xác định được chính xác Trung Hoa ở đâu. Mặc dù vậy, từ đó Roma trực tiếp giao thương với khu vực Đông Á khi họ kiểm soát 1/3 tuyến đường từ Alexandria đến Ấn Độ. Tại Pondicherry (di chỉ Arikamedu), các nhà khảo cổ học tìm thấy bằng chứng về một khu thương mại của Roma từng hoạt động đến năm 200 SCN .

 

Tổng hợp tư liệu và biên tập bởi:

Chủ tịch Trầm Hương Khánh Hoà Nguyễn Văn Tưởng.