Bí quyết tạo Trầm thuận theo tự nhiên của Trầm Hương Khánh Hòa
Đằng sau những sản vật Trầm Hương của Công ty Trầm Hương Khánh Hòa được cả thế giới biết đến là câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu mà ít người được biết.
Sau nhiều lần lỗi hẹn, những ngày áp Tết Tân Sửu chúng tôi mới có dịp trò chuyện với doanh nhân Nguyễn Văn Tưởng, Chủ tịch Công ty TNHH ATC - Trầm Hương Khánh Hòa về chiến lược phát triển cây Trầm Hương thành ngành kinh tế rừng, về cách tạo Trầm, trồng như thế nào để có Trầm...
Công ty TNHH ATC - Trầm Hương Khánh Hòa là đơn vị hàng đầu trong nước và quốc tế chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ Trầm Hương. Cùng với đó, Công ty đã xây dựng Bảo Tàng Trầm đầu tiên tại Việt Nam, trưng bày khoảng 5.000 hiện vật về Trầm, về công dụng, nghệ thuật và văn hóa thưởng Trầm; đồng thời đang phát triển nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp từ Trầm như rượu Trầm, nước hoa triết xuất từ Trầm, thuốc chữa bệnh...
Không chỉ sản xuất, Trầm Hương Khánh Hòa đã tạo ra chuỗi ngành hàng kinh tế có chiều sâu văn hóa. Từ đó, đã giúp thương hiệu Trầm Hương Việt Nam nói chung và thương hiệu Trầm Hương Khánh Hòa nói riêng ngày càng được các thị trường lớn trên thế giới biết đến.
Nhưng ít ai biết được để có những sản vật Trầm Hương ấy, Công ty TNHH ATC - Trầm Hương Khánh Hòa đã xây dựng được vùng nguyên liệu hàng vạn ha, cùng với kỹ thuật tạo Trầm hoàn toàn thuận theo tự nhiên.
Doanh nhân Nguyễn Văn Tưởng, Chủ tịch Trầm Hương Khánh Hòa ATC
Muốn có Trầm phải trồng ở đâu?
Với tình yêu và đam mê từ nhỏ, doanh nhân Nguyễn Văn Tưởng đã không ngừng đầu tư và phát triển thương hiệu Trầm. Thông qua bài viết này, ông muốn chia sẻ những nghiên cứu và tìm hiểu được từ bản thân nhằm mục đích góp phần phát triển ngành Trầm. Bởi cây Trầm có thể tạo ra sự khác biệt hay nói cách khác sẽ tạo ra giá trị thương hiệu với đẳng cấp rất cao trên thương trường quốc tế, nếu chúng ta biết trồng, chăm sóc và tạo Trầm.
Theo ông Nguyễn Văn Tưởng, sở dĩ người nông dân trong nước trồng Trầm mà không tạo được Trầm, nguyên nhân bởi họ không nắm kỹ thuật tạo cũng như thiếu nhận thức chung về tạo Trầm phải cần đầy đủ các yếu tố hợp thành về thổ nhưỡng, khí hậu, chăm sóc…
Đất nước ta từ Hà Tĩnh đến Phú Quốc đều có Trầm và nhiều vùng có chất lượng rất tốt. Nhưng không phải những tỉnh trên khu vực nào cũng trồng có Trầm mà những vùng trồng Trầm phải hướng biển. Tuy nhiên, Trầm là cây thân mềm dễ bị gió bão quật đổ nên ở những vùng hay có bão phải hết sức lưu ý để tránh thiệt hại.
Vừa qua, tại Madrid, Tây Ban Nha, doanh nhân Nguyễn Văn Tưởng đại diện Việt Nam công bố tại Câu lạc bộ Liên minh Lãnh đạo thế giới gồm các cựu Tổng thống, doanh nhân, học giả hàng đầu thế giới là Quốc gia Trầm Hương.
Doanh nhân Nguyễn Văn Tưởng cho biết, đất nước ta từ Hà Tĩnh đến Phú Quốc đều có Trầm. Nhưng không phải những tỉnh trên khu vực nào cũng trồng có Trầm mà những vùng trồng Trầm phải hướng biển. Công ty TNHH ATC - Trầm Hương Khánh Hòa đã làm chủ được công nghệ tạo Trầm hoàn toàn thuận theo tự nhiên mà không phải nhờ đến hóa chất.
Sau thổ nhưỡng là vấn đề khí hậu có ảnh hưởng lớn chất lượng Trầm. Trầm ở giáp biển hay ngoài đảo có chất lượng cực tốt và Khánh Hòa là vùng đất có chất lượng tốt nhất thế giới.
“Chính khí hậu biển với chất đất tốt đã tạo ra muôn loài cây, trong đó có cây trầm. Sở dĩ cây Trầm Hương ở Khánh Hòa tốt nhất là nhờ khí hậu đặc biệt bởi nơi đây có sự giao hòa giữa 2 dòng hải lưu nóng và lạnh. Mỗi dòng hải lưu có đặc thù, đặc tính riêng của động, thực vật biển. Khi 2 dòng hải lưu hòa hợp tạo ra động thực vật phong phú hơn, kể cả các hợp chất thiên nhiên”, ông Tưởng chia sẻ và giải thích: Hợp chất thiên nhiên tạo ra từ các loại côn trùng, vi trùng, vi nấm khi chúng giao phối hoặc thải ra trong quá trình trao đổi chất. Đây chính là những điều kiện trong quá trình hình thành trầm, tức là các hợp chất thiên nhiên xâm nhập vào cây trầm bị tổn thương cũng từ thiên nhiên tác động như sâu mối, côn trùng đục hay sét đánh, dông gió làm gãy cành…
100% số cây Trầm Hương đều cho Trầm
Với phong trào trồng Trầm từ những năm 1996-1997, hiện nay cả nước có trên 30.000 ha, nhưng thực tế nhiều người bị thất bại do không tạo ra được Trầm Hương. Những thất bại trong việc tạo Trầm của nông dân được ông Tưởng chỉ ra là không nắm quy trình kỹ thuật. Nông dân nhiều khi cứ thích là khoan cây (đục cây) nên không đúng thời kỳ, thời điểm phù hợp để cây tạo Trầm.
Ông Nguyễn Văn Tưởng cho biết, thường ở vùng đất tốt, cây Trầm phát triển nên tạo Trầm sau 10 năm tuổi, giống như con người phải đến tuổi dậy thì mới có khả năng sinh sản. Nếu chúng ta cưỡng bức, cưỡng ép thì chất lượng, sản lượng Trầm không thể nào sánh bì với cây đúng lứa tuổi, đúng quy trình.
Theo ông Tưởng, mùa hè tạo Trầm là đúng về điều kiện hình thành Trầm. Bởi đầu mùa hè là chu trình của dòng hải lưu, gió từ biển thổi vào mang theo khí hậu biển, mưa ẩm, chất dinh dưỡng cho các loại vi sinh vật phát triển.
Tiếp đến thời tiết phải đầu mùa hè thì mới nên thực hiện công việc tạo Trầm. Bởi đầu mùa hè là chu trình của dòng hải lưu, gió từ biển thổi vào mang theo khí hậu biển, mưa ẩm, chất dinh dưỡng cho các loại vi sinh vật phát triển. Còn mùa đông là dòng hải lưu lạnh, khi thổi mang theo gió mùa Đông Bắc khô hanh (gió từ lục địa), không có hơi ẩm, chất dinh dưỡng cho các loại vi sinh vật phát triển.
“Mùa hè tạo Trầm là đúng về điều kiện hình thành Trầm như đã nói ở trên, nhưng đó chỉ là điều kiện cần. Còn để tạo Trầm buộc chúng ta phải tạo vết thương trên cây. Nếu tạo Trầm sai (khoan nhỏ và nông) thì vết thương lại lành sẽ không ra Trầm. Còn khoan cây sâu quá, khoan cả vào lõi cây hoặc khoan quá dày chắc chắn cây sẽ chết”, ông Tưởng chia sẻ.
Trên thế giới, có nhiều nước như Indonedia, Malaysia, Ấn Độ không khoan mà họ dùng sắt đóng rất dày vào cây. Khi sắt đóng vào cây sẽ tạo oxit sắt và oxit sắt từ. Sắt bao giờ cũng tạo ra hai cực, mà dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích, cây bên ngoài là điện âm và bên trong sắt là điện dương. Cách này cũng gây đau cho cây và tạo ra trầm. Tuy nhiên phương pháp này chi phí tốn kém, hơn nữa nếu đóng sắt không đúng cũng gây chết cây.
Ông Tưởng cho biết, Công ty đã làm chủ được công nghệ tạo Trầm hoàn toàn thuận theo tự nhiên mà không phải nhờ đến hóa chất. Một phương pháp khác tạo Trầm là theo hình thức sinh học để tạo mùi hương theo mong muốn. Đây là kết quả nghiên cứu từ cơ sở phân tích, phân lập các loại vi nấm, vi khuẩn, vi rút trên sản phẩm Trầm…điều đặc biệt là 100% số cây Trầm Hương của Công ty Trầm Hương Khánh Hòa đều có Trầm, với sản lượng rất cao.
Gợi ý phát triển rừng Trầm
Trong điều kiện bình thường, sau 15 năm đường kính bình quân của cây Trầm Hương đạt 30cm. Với phương pháp tạo Trầm của doanh nhân Nguyễn Văn Tưởng đang thực hiện thành công, một cây Trầm cho sản lượng từ 3-10 kg. Nhưng tỷ lệ tạo Trầm đạt 8 - 10 kg/cây của Trầm Hương Khánh Hòa chiếm số lượng lớn. Hiện giá Trầm được giao dịch trên thế giới khoảng 1.000 USD/kg, tức sau 15 năm chúng ta có thể thu về 10.000 USD. Do đó, việc trồng cây Trầm Hương có giá trị rất lớn, không chỉ tạo rừng phủ xanh, mà mang lại lợi nhuận rất cao cho người trồng.
Ông Tưởng gợi ý, Tây Nguyên là vùng đất rất tốt để trồng cây Trầm Hương và có thể thay thế những cây muồng chắn gió cho rẫy cà phê thành cây Trầm để đạt được 2 mục đích vừa chắn gió, vừa tạo ra Trầm có giá trị cao. Rừng Trầm của Công ty ATC - Trầm Hương Khánh Hòa.
Với những lợi ích từ kinh tế mang lại, nếu chúng ta có chính sách đúng để đưa cây Trầm trở thành ngành kinh tế thì cây Trầm sẽ đóng góp lớn cho phong trào trồng 1 tỷ cây rừng mỗi năm. Bởi mỗi cây cho hàng ngàn, hàng vạn hạt giống.
Ông Tưởng cho rằng, đất nước chúng ta có rất nhiều vùng đất tốt để trồng Trầm nhưng để xây dựng thương hiệu Trầm Hương, mà khi thế giới nhắc đến Việt Nam phải là quốc gia Trầm thì khâu tổ chức sản xuất rất quan trọng.
Ông Nguyễn Văn Tưởng phân tích, Tây Nguyên trước đây là mảnh đất nghèo khó nhưng sau một thời gian phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, điều…Và hôm nay chúng ta đã nhìn thấy một Tây Nguyên trù phú, với việc xuất khẩu cà phê, hồ tiêu hàng đầu thế giới.
Tây Nguyên với đất đỏ Bazan màu mỡ nên cây Trầm Hương có chất lượng, sản lượng Trầm cao. “Với diện tích cà phê rất lớn, việc trồng cây chắn gió là điều bắt buộc cho mỗi lô cà phê. Nếu người dân Tây Nguyên thay thế những cây muồng chắn gió cho cây cà phê thành cây Trầm cũng vừa chắn gió, vừa tạo ra Trầm có giá trị cao và chúng ta có vùng nguyên liệu rất lớn”, ông Tưởng gợi ý./.