Ý nghĩa của Trầm Hương trong Phật Giáo
Từ ngàn xưa Trầm Hương đã chiếm vị trí không thể thay thế trong tín ngưỡng và tôn giáo. Thế nhưng ở mỗi tôn giáo Trầm Hương lại mang một ý nghĩa rất độc đáo. Hãy cùng Trầm Hương Khánh Hòa khám phá những ý nghĩa của Trầm Hương trong Phật Giáo nhé.
Đức Phật nói về Trầm Hương – Trầm Hương Khánh Hòa
Theo kinh Pháp Hoa (Phẩm thứ 19 – Pháp sư công đức), thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào thọ trì Kinh Pháp Hoa, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ được tám trăm công đức nơi Mắt, một nghìn hai trăm công đức nơi Tai, tám trăm công đức nơi Mũi, một nghìn hai trăm công đức nơi Lưỡi, tám trăm công đức nơi Thân, một nghìn hai trăm công đức nơi Ý. Dùng những công đức này trang nghiêm sáu căn đều được thanh tịnh đó. Ngửi khắp cõi tam thiên đại thiên, thưởng được các mùi hương trên cõi Trời, đặc biệt là mùi Trầm Hương.
Hương trầm từ bàn tay xông Trầm lan tỏa
Từ xa xưa, Trầm Hương (dạng miếng hay bột) đã được dùng để xông đốt khi thiền định, tụng kinh và những trong những nghi lễ linh thiêng khác. Phật tử ở khắp nơi trên thế giới còn sử dụng các chuỗi Trầm 108 hạt khi tụng kinh niệm Phật. Được sưởi ấm bởi nhiệt độ cơ thể và những lần ma sát khi Phật tử lần chuỗi, hạt Trầm tỏa ra mùi hương thanh tao giúp con người tịnh tâm, thư thái trong không gian đậm chất Thiền định.
Chuỗi Hạt Trầm Hương – Trầm Hương Khánh Hòa