Câu chyện về Thần Mẫu Trầm Hương - Bà Thánh Mẫu Chúa Ngọc
Bà Thiên Y A Na hay Thần Mẫu Trầm Hương – Bà Thánh Mẫu Chúa Ngọc, người Chiêm Thành (gọi tắt là người Chiêm hay Chăm), gọi là nữ thần Poh Yang Inư Nagar (hay Po Ino Nogor), tuy chỉ là một vị thần theo truyền thuyết, nhưng đã được cư dân Việt và Chăm thờ phụng, và đã được nhà Nguyễn xếp vào bậc thượng đẳng Thần.
Bà Thiên Y A Na – Bà Mẹ Xứ Sở – Thần Mẫu Trầm Hương Poh Nagar
Nữ thần Poh Nagar do bọt nước biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một hôm, nước biển dâng cao đưa bà vào bến sông Yjatran ở Kauthara (Cù Huân). Sấm trời và gió hương liền nổi dậy báo cho muôn loài biết tin bà giáng thế. Tức thì, nước trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống đón mừng bà, và núi cũng hạ mình thấp xuống để đón rước bà.
Khi bà bước lên bờ, thì cây cong xuống để tỏ lòng thần phục, chim muông kéo đến chầu hai bên đường, và hoa cỏ cũng xinh tươi rực rỡ hơn để điểm hương cho mỗi bước chân bà đi. Rồi nữ thần Poh Nagar dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra Trầm Hương cùng lúa bắp…
Nhiều phép thuật, bà cũng rất nhiều chồng. Nơi hậu cung của bà, có đến 97 ông. Nhưng trong số đó, chỉ ông Pô Yan Amo là có uy quyền hơn cả. Sống với ngần ấy ông chồng, nhưng bà chỉ sinh được 38 người con gái. Những người con ấy, sau đều thành thần, trong số có ba người được bà truyền nhiều quyền phép, đó là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih (cả hai được người dân vùng Phan Rang tôn thờ) và Pô Bia Tikuk. (được người dân Phan Thiết tôn thờ).