TRẦM HƯƠNG KHÁNH HÒA SẢN VẬT QUÝ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM – Trầm Hương Khánh Hòa
Giỏ hàng

Trầm Hương Khánh Hòa - Sản vật quý giá của dân tộc Việt Nam

Trầm Hương từ lâu đã là một trong những sản vật quý giá nhất của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là Trầm Hương Khánh Hòa được các nhà khoa học đánh giá là có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Đã là Trầm Hương thì phải là Trầm Hương Khánh Hòa chứ không thể là bất cứ nơi nào khác.
Khánh Hòa là vùng đất tươi đẹp được thiên nhiên đặc biệt ưu ái với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, Yến Sào và Trầm Hương. Ca dao xưa có câu:


“Khánh Hòa là xứ Trầm Hương
Non cao biển rộng, người thương đi về
Yến Sào mang đậm tình quê
Sông sâu đá tạc lời thề nước non”


Nếu như Yến Sào Khánh Hòa vốn đã là thương hiệu nổi tiếng từ lâu trên thế giới thì Trầm hương Khánh Hòa đối với nhiều người Việt Nam vẫn còn có sự lạ lẫm, không phải vì không biết tới danh tiếng của Trầm Hương mà có thể là do:


(1) Trầm Hương tự nhiên là một sản vật vô cùng quý hiếm, bởi vậy nó có giá trị rất lớn, phải dùng rất nhiều tiền hoặc bỏ ra rất nhiều công sức mới có thể sở hữu được một khối trầm. Do đó nhiều người Việt mới chỉ nghe tới Trầm Hương chứ chưa bao giờ được “nhìn tận mắt”, “sờ tận tay” vào Trầm hay quan trọng hơn là được “ngửi hương Trầm”. Mặc dù, sức lan tỏa của Trầm Hương trong dân gian là rất lớn nhưng độ phổ biến của thú chơi Trầm hay “Trầm Hương Đạo” còn nhiều hạn chế tại Việt Nam. Nếu như Hương đạo Nhật Bản đã ra đời từ thế kỷ thứ VIII SCN với nguyên liệu chính, chủ yếu là Trầm thì tại Việt Nam đến bây giờ vẫn chưa có. Tuy nhiên, việc Trầm hương quý giá và đắt đỏ không đồng nghĩa với việc người Việt không thể tiếp cận hay thụ hưởng sản vật này. Tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay đã có một nhà Trầm học tâm huyết xây dựng Bảo tàng Trầm Hương nhằm cung cấp tri thức và quảng bá hình ảnh, giá trị cao đẹp của Trầm Hương Khánh Hòa – Trầm Hương Việt Nam đến công chúng trong và ngoài nước. Đây cũng là một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên về Trầm với vé vào cửa miễn phí.

 

(2) Như đã nói ở trên là Trầm Hương là một sản vật rất quý hiếm nhưng nhiều người Việt vẫn chưa hiểu đầy đủ về công dụng của Trầm hay nói đơn giản là Trầm hương dùng để làm gì? Nhà sử học Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã đúc kết “Trầm Hương là Linh Khí của Đất Trời”. Trầm khi được đốt lên ngoài công dụng giáng khí, trị các chứng phong hàn, đuổi được các loại khí tà độc thì điều quan trọng hơn chính là khói của trầm, hương của trầm tạo ra linh khí thiêng liêng kết nối đất – trời, kết nối thế giới phàm trần với thế giới linh thiêng, kết nối thế giới con người với thế giới của thần linh trong không gian đầy mỹ cảm của hương thơm. Không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các tôn giáo lớn từ Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo…đều không thể thiếu Trầm trong các nghi lễ quan trọng.


Ngoài việc dùng để đốt thì Trầm hương và Kỳ Nam còn có thể được chế tác thành những vật trang sức, đồ vật phong thủy mang theo trên người hoặc trưng bày tại nhà để mang lại may mắn, xua đuổi những điều rủi ro. Đặc biệt hương thơm tự nhiên của Trầm và Kỳ không một loại nước hoa nào có thể sánh bằng và không bao giờ tan biến.


Người Trung Quốc đã biết đến giá trị và công dụng của Trầm hương từ rất sớm, trong quan hệ sách phong, triều cống giữa Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến thì Trầm hương là một cống phẩm không thể thay thế và phải triều cống theo định kỳ. Đã có lúc vua Lê Hoàn triều cống tới 200 kg Trầm hương cho nhà Tống được chép trong Tống sử宋史 (phần Lễ chí 禮志 và Dư phục chí 輿服志), Tống hội yếu 宋會要, Ngọc hải 玉海 (mục “Triều cống”), năm thứ 8 Thái Bình Hưng Quốc (983), Lê Hoàn tự xưng là Giao Châu thứ sử, sai Triệu Tử Ái đi sứ cống phương vật gồm 100 ngà voi, 200 cân trầm hương, 1 vạn tấm lụa, 100 lông chim công.
Đối với người dân Khánh Hòa và người Chăm thì Tháp bà Ponagar có ý nghĩa tâm linh to lớn, được thờ phụng thành kính. Đền Ponagar thờ Nữ thần Po Nagar (người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana hay Mẹ xứ sở) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Tháp Bà được xây dựng lần đầu vào năm 591 SCN, sau đó bị các cuộc chiến tranh phá hủy và xây dựng lại nhiều lần tại xứ Kauthara (Khánh Hòa) thuộc Champa cổ. Tượng bà Ponagar hiện nay được làm từ đá hoa cương đen nhưng trước đây được làm từ những vật liệu cao quý hơn là vàng ròng hoặc từ gỗ Trầm Hương.

(3) Trầm Hương nghĩa là hương trời bay theo gió đáp vào chỗ bị thương trên cây dó bầu, qua năm tháng, được hun đúc bởi nắng gió và các điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, từ đó dó trở thành Trầm. Hay nói một cách đơn giản hơn là khi cây dó bầu bị thương (sét đánh, mối đục, kiến đục, mảnh bom đạn găm vào cây…) sẽ tiết ra nhựa bao bọc các vết thương đó, phần gỗ bị tổn thương tích trữ lại tinh dầu sẽ trở thành trầm. Cây dó bầu muốn thành trầm thì phải bị tổn thương nhưng phải càng mạnh mẽ vượt qua nỗi đau mới có hể thành trầm. Mặc dù vậy, không phải cây dó bầu nào bị thương cũng có thể trở thành trầm được và cũng chỉ có Trầm hương Khánh Hòa sở hữu mùi hương tinh tế vượt lên trên tất cả do khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất này tạo nên. Điều đó cho thấy để tìm được một khối Trầm tự nhiên là vô cùng khó khăn nên giá thành rất cao là dễ hiểu. Để kiếm lợi thỏa mãn lòng tham nhiều người đã sản xuất trầm giả khiến cho tình trạng “thật giả lẫn lộn” trầm trọng, làm người tiêu dùng nhiều khi bỏ số tiền lớn ra mua Trầm, Kỳ mà vẫn mua phải đồ rởm, giả hoặc mua phải trầm nhân tạo chất lượng thấp. Nhiều người có tiền, yêu Trầm nhưng không dám mua vì sợ Trầm giả hoặc có những người mua phải Trầm giả với giá rẻ nên không ý thức được giá trị của Trầm.

(4) Hiện nay, tại Việt Nam một cộng đồng yêu trầm chưa được hình thành khiến nhiều người bỡ ngỡ “muốn học mà không có thầy” hoặc nhiều người có tâm lý “có Trầm quý thì phải giấu đi giữ cho một mình mình hưởng thụ” hoặc có người lại “không dám chơi Trầm vì sợ bị lừa phải đồ rởm” hay “Trầm Hương quá đắt đỏ không thể mua được”. Tất cả những điều này làm cho Trầm Hương khó khăn trong việc lan tỏa các giá trị văn hóa, tinh thần của mình ra thị trường.Từ đó, chúng ta nên nghĩ tới việc phải tiến tới xây dựng một cộng đồng Trầm Hương Viêt Nam.


Trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ XXI, đời sống vật chất của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao thì việc kết hợp hài hòa hai yếu tố vật chất và tinh thần là vô cùng quan trọng. Qua bài viết này, tôi mong muốn giới thiệu sơ lược cho những ai chưa biết một sản vật thuần Việt, mang đậm yếu tố dân tộc là Trầm hương Khánh Hòa. Sau này, nếu có thêm thời gian tôi sẽ giới thiệu sâu hơn về sự kết hợp của Trầm hương trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Một lời khuyên chân thành với những người tiêu dùng trên thị trường hiện nay là hãy đến với Công ty sản xuất Trầm hương duy nhất được Nhà nước Việt Nam cho phép mang thương hiệu Trầm Hương Khánh Hòa là “Công ty Trầm Hương Khánh Hòa – ATC” để lựa chọn được cho mình Trầm Hương thật, chất lượng tốt nhất.

 

VP.