C – Trầm Hương Khánh Hòa
Giỏ hàng

Người sáng lập

NGƯỜI “PHỤNG SỰ CÂY TRẦM”


Ông Nguyễn Văn Tưởng Chủ tịch Công ty Trầm Hương Khánh Hòa luôn tự nhận mình là “Người phụng sự cây Trầm”  Theo như Nhà báo Nguyễn Như Phong, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân, Tổng Biên tập báo Petrotime - Đây là một doanh nhân “ không bình thường”!

Các sự “không bình thường” của Ông chính là quan điểm rất độc đáo và rất nhân văn trong kinh doanh. Ông luôn phản đối quan niệm “thương trường như chiến trường” chỉ là cách nói thể hiện sự khốc liệt của kinh doanh, nhưng mang tính ích kỷ và rất sai về bản chất. Kinh doanh là phải làm sao để ai cũng có ăn, ai cũng phát triển, và phải có suy nghĩ “chú khỏe, anh mừng”! quan điểm kinh doanh của Ông làm nhiều người thấy ngỡ ngàng và lại như vừa “ngộ” một điều mới mẻ, giống như “ngộ” ra về trầm hương.

Trước khi bén duyên với Trầm Hương, Ông là  nhà  báo của Đài Tiếng nói Việt Nam, thường trú tại Tây Nguyên. Câu chuyện đến với Trầm Hương của ông Nguyễn Văn Tưởng thật kỳ bí và như có một sự sắp đặt của Trời đất và của Mẹ xứ sở Trầm Hương Ponaga

Ông cũng là người có công thuyết phục các cơ quan quản lý nhà nước về tiềm năng của ngành Trầm Hương, giúp Chính phủ đưa Trầm Hương ra khỏi danh sách hàng quốc cấm giúp cho ngành Trầm hương tại Việt Nam được phát triển như ngày hôm nay.

Bảo tàng Trầm hương của doanh nhân Nguyễn Văn Tưởng đang là một điểm thăm quan nổi tiếng ở Nha Trang. Trung bình mỗi ngày có trên dưới 1000 khách tới chiêm ngưỡng những tác phẩm cực kỳ độc đáo của thiên nhiên ban tặng và của những bàn tay các nghệ nhân Việt. Bên cạnh đó, Bảo tàng còn là nơi giới thiệu cho du khách lịch sử có từ lâu đời của Trầm Hương gắn liền với các hoạt động của các bậc Đế vương và tất cả các tôn giáo theo các thời kỳ văn minh của nhân loại nhân loại. Đồng thời ở đây cũng là nơi trưng bày, giới thiệu về văn hoá các vùng miền qua hàng loạt phóng sự ảnh của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng.

Công ty Trầm hương Khánh Hòa ATC còn là đơn vị có đóng góp ngân sách về Thuế thuộc Top hàng đầu của tỉnh Khánh Hoà, quyền lợi của người lao động được đảm bảo; có nhiều đóng góp lớn cho hoạt động an sinh xã hội của tỉnh Khánh Hòa và các địa phương có cơ sở sản xuất của công ty; Tổ chức được nhiều sự kiện văn hóa lớn, có tiếng vang giúp  quảng bá cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa… Tuy vậy, doanh nhân Nguyễn Văn Tưởng cũng là doanh nhân khá “kín tiếng” và biết tránh hư danh, hư vinh. Đặc biệt trong các hoạt động xã hội từ thiện, Ông có nhiều đóng góp giúp đỡ cho người nghèo, xây dựng trường học… rất lặng lẽ và biết tránh xa sự soi mói của báo chí.

Trời đã chọn Ông để “phụng sự cây Trầm” vậy phải làm thế nào để xứng đáng với “lòng tin” linh thiêng – Đó là niềm day dứt khôn nguôi của Ông Nguyễn Văn Tưởng. Việc quan trọng nhất mà Ông luôn đau đáu là làm sao để Trầm Hương cũng như những người làm Trầm Hương được xã hội thấu hiểu, trân trọng; được rũ bỏ tấm áo của những đồn đoán, của những câu chuyện truyền miệng “ngậm ngải tìm trầm” đầy nghiệt ngã. 

Trầm Hương - Linh thiêng, cao quý, kết nối yêu thương – Trầm Hương xứng đáng được nhìn nhận như một sứ giả văn hoá, tinh thần cao quý nhất của người Việt Nam. Câu chuyện về Trầm Hương cũng là câu chuyện của Việt Nam: trải qua đau thương, vẫn là một dân tộc nhân ái, ưa chuộng hòa bình. Hương thơm của Trầm cũng như tâm hồn của người Việt: bền bỉ và bao dung.  

Không phụ tấm lòng của “người phụng sự Trầm Hương”, Lễ Dâng Trầm đầu tiên đã được tổ chức ngay trong đêm đại lễ 30 tháng 4 của dân tộc tại Quảng trường thành phố Nha Trang, ghi dấu vị thế tâm linh – văn hoá đặc biệt của Trầm.     Lần đầu tiên, những người đang sống được nghe, được nhìn, được đứng trong không gian của những vị thần, của Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Lần đầu tiên, hàng triệu người Việt Nam bạn bè quốc tế được cùng nhau “nghe Trầm kể chuyện nghìn năm” – câu chuyện về sức mạnh của tự nhiên, về khát vọng của con người. Trong buổi đại lễ, Bảo tàng Trầm Hương Khánh Hoà đã chính thức được ghi danh vào Sách Kỷ lục Việt Nam là Bảo tàng Trầm Hương đầu tiên tại Việt Nam và ba nước Đông Dương, đánh dấu một giai đoạn mới trong hành trình khẳng định sức sống và giá trị của Trầm Hương. 

Một khát vọng nữa của doanh nhân Nguyễn Văn Tưởng là xây dựng Viện Trầm Hương và “Trung tâm Giao dịch Trầm hương thế giới” tại Nha Trang. Nếu có Trung tâm này, chắc chắn các doanh nhân kinh doanh Trầm trên thế giới, cùng những người chuộng Trầm của Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc… sẽ phải đến để có được những sản phẩm từ cây Trầm mà không phải lo bị nhầm hàng kém chất lượng, hoặc hàng giả. Đến với Trung tâm giao dịch Trầm hương, họ cũng sẽ có được những sản phẩm mang tính “quốc bảo” từ một loại cây quốc bảo của Việt Nam. Trầm Hương khi đó sẽ hiện diện không chỉ trong đời sống tinh thần – văn hoá, mà còn trong đời sống kinh tế, trở thành một ngành kinh tế mang bản sắc Việt Nam, giá trị Việt Nam, vì người Việt và cho người Việt.  

Con đường của “người phụng sự Trầm Hương” nay đã vươn tới những diễn đàn thế giới, chạm tới trái tim của bạn bè năm châu. Cái tên “Việt Nam – Quốc gia Trầm Hương” đã được Ông nhắc đến đầy tự hào tại Diễn đàn Liên minh Lãnh đạo Toàn cầu (Club de Madrid) tháng 10 năm 2019 vừa qua, nhận được sự cảm mến, trân trọng đặc biệt từ 102 cựu nguyên thủ cùng hàng trăm học giả và doanh nhân tên tuổi toàn cầu. Tại diễn đàn, câu chuyện về Trầm Hương trở thành một hình mẫu sáng giá cho những nỗ lực phát triển của Việt Nam: một quốc gia có chiều sâu về lịch sử, văn hoá hướng về tương lai với một tầm nhìn dài hạn và những năng lực cụ thể, có sức lan toả trên phạm vi thế giới.

Không ít thành công, nhưng bấy nhiêu chưa đủ để bước chân “người phụ sự Trầm Hương” chậm lại. Ông Nguyễn Văn Tưởng vẫn tiếp tục, không mệt mỏi, đi tìm đáp án cho vô vàn câu hỏi: Làm thế nào để cây Trầm mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hơn nữa người dân Việt Nam? Làm thế nào để tối ưu hoá sản phẩm từ cây Trầm? Làm thế nào để mọi người đều được thưởng, được cảm vẻ đẹp của  Trầm? Làm thế nào để Trầm Hương được toả ngát hương thơm, làm đẹp cho đời, giúp cho dân tộc Việt Nam phát triển cường, sánh vai với các cường quốc năm Châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.