Ý NGHĨA CỦA TRẦM HƯƠNG TRONG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN – Trầm Hương Khánh Hòa
Giỏ hàng

Ý nghĩ của Trầm Hương trong văn hóa của người Nhật Bản

Từ xưa người Nhật đã biết thưởng thức mùi Trầm ở trong các Đại lễ dành cho Vua hay các Nguyên thủ Quốc gia. Ở nơi Đền Chùa mọi người cùng bỏ tiền cung tiến, trước khi vào kính lễ phải rửa tay cho sạch rồi mới được lại gần Chiếc lư lớn đang đốt Trầm, toả hương thơm cao quí linh thiêng, hai tay đưa ra đón khói Trầm vào mặt, vào đầu như đón điều may mắn tốt lành về mình. Họ xếp hàng ngay ngắn có khi cả tiếng để đến lượt mình! Đây là lời giải thích tại sao Văn hoá truyền thống của họ được lưu giữ và phát huy tốt thế.

Họ quan niệm đi lễ càng phải trang nghiêm, tuân thủ đúng lễ nghĩa thế mới linh nghiệm.
Ai đi làm khác là mắc tội không thể sửa chữa, cuộc sống gặp nhiều vận rủi, khi chết phải xuống địa ngục gặp quỷ.

Về con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình. Chính tinh thần hiếu kỳ óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành một nước tiên tiến đứng thứ 3 thế giới. Ý thức tập thể cao, trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái chung, họ có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc họ bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Tưởng – Giám đốc Công ty Trầm Hương Khánh Hòa trong dịp tới Nhật Bản tìm hiểu văn hóa thưởng trầm Nhật Bản

Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị,đây là tập tục có từ lâu đời của người Nhật, người Nhật có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công việc và cách trang trí nhà cửa, xếp đồ đạc hay cách bài trí bữa cơm. Họ không chỉ biểu hiện bên ngoài mà còn cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc của họ, người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của họ được khẳng định. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các công nhân bằng cách đào tạo có chế độ đãi ngộ rất tốt đẻ thu hút nguồn nhân lực.

Ông Nguyễn Văn Tưởng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Nhật Bản với các tỉnh Nam Trung Bộ

Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên mình cho sự cạnh tranh của nhóm. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chư tín. Nói tóm lại đất nước Nhật Bản là một đất nước đầy tiềm năng để chúng ta hướng tới.