"Hương đạo" là thú "chơi "tao nhã"
Việt Nam được Trời Đất ban cho nhiều sản vật, sản vật linh thiêng và cao quí là Trầm Hương!. Trầm Hương Khánh Hòa có mùi thơm nhất thế giới, mà ngay từ ngàn xưa thú thưởng thức mùi thơm của Trầm Hương hay còn gọi là “Hương Đạo” là thú “chơi” tao nhã nhất kế đến mới là ( Trà Đạo, Hoa Đạo, Tự Đạo, Kiếm Đạo…) của các bậc đức cao vọng trọng hay Đế vương quyền thế.
Bộ thưởng trầm tài lộc của Trầm Hương Khánh Hòa
Mùi thơm của Trầm Hương là dinh dưỡng, khí vào cơ thể con người sẽ chuyển hóa thành khí lực; khí lực mạnh sẽ đẩy máu tuần hòan tốt, khí là sức lực vô hình châu lưu khắp cơ thể, nuôi dưỡng cho cơ thể sống, tạo sức lực cho cơ thể họat động.
Người mang trang sức bằng Trầm Hương vừa thể hiện sự phồn vinh, vừa chiêu tài dẫn lộc, mà còn xua đuổi ma tà, chế ngự hung khí. Trầm Hương để trong nhà thể hiện quyền lực của chủ nhân vừa trấn trạch, vừa làm tăng sự uy nghiêm cho ngôi nhà, mà còn bảo vệ cho gia đình tránh được nhiều bệnh tật, làm cho gia chủ có tâm hồn vui vẻ, con cháu đầy nhà, sống lâu trăm tuổi.
Sự hình thành Trầm Hương trên các cây dó bầu rất đặc biệt, các cụ truyền rằng: Trầm Hương là do hương Trời bay theo gió đáp vào chỗ bị thương trên thân cây, hòa vào nhựa chảy ra từ vết thương đó, được hun đúc bởi thời gian, nắng gió và các điều kiện tự nhiên đặc biệt khác gọi là linh khí của trời đất.
Trầm Hương Khánh Hòa nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới. Trầm Hương Khánh Hòa mang đậm những nét văn hóa và lịch sử lâu đời, gắn liền với truyền thuyết của người Chăm-Pa về Nữ Thần Ponagar- Bà Mẹ Xứ Sở biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng. Trong ánh hào quang của Thần Ponagar luôn có hương thơm thanh khiết của Trầm Hương- uy nghiêm với núi non trời biển hùng vĩ Nha Trang, một trong những vịnh đẹp nhất thế giới mà còn lưu truyền trong nhân gian qua câu ca dao:
“Khánh Hòa là Xứ Trầm Hương
Non cao biển rộng người thương đi về… ”
Ở Khánh Hòa còn có yến sào cũng quí gần như Trầm, Trầm Hương và yến sào quấn quýt với nhau tạo cho con người Khánh Hòa một tinh thần thanh cao, một tấm lòng cao cả.
Nghi lễ thờ tự được tổ chức nghiêm chỉnh với sự sùng tín nằm trong tâm thức của con người thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ sau đối với tiền nhân.
Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng biểu trưng của người Việt, tín ngưỡng đó như một thực thể văn hóa, có vị trí quan trọng như các hình thức văn hóa khác như văn học, âm nhạc, hội họa, nghi lễ v..v…
Tín ngưỡng là niềm tin, là một sản phẩm văn hóa được hình thành nên từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân. Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí vĩ đại mà con người chỉ có thể cảm nhận được. Lòng tin tuyệt đối vào một đấng cao siêu huyền bí, được một cộng đồng hoặc một thể chế quy phạm hóa cao độ…
Nghi thức dâng nén hương Trầm là tập quán mà hầu như bất kỳ người dân Việt Nam ở mọi lứa tuổi sống ở bất cứ nơi nào cũng đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt như một nét đẹp truyền thống vừa gần gũi mà linh thiêng, tất cả mọi người đều tin rằng nén hương khi đốt lên giống như một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới (hữu hình và vô hình với nhau). Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính. Hương có nghĩa là mùi thơm cũng được gọi là nhang Trầm.
Ngày giỗ, ngày Tết không ai có thể quên việc mua vài hộp nhang về thắp cho Ông Bà Tổ Tiên nhà mình, những nén hương ấy không còn là những thứ hàng bình thường mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người Việt, cùng với những phong tục truyền thống tốt đẹp khác nén hương đã góp phần tạo nên những giá trị của dân tộc Việt Nam.
Bộ Thưởng Trầm Hương – Trầm Hương Khánh Hòa
Văn hóa ngày Tết là sự kết hợp giữa tín ngưỡng và phong tục thể hiện những giá trị tinh hoa, những triết lý sâu xa được chắc lọc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Việc dâng hương ngày tết cổ truyền của dân tộc mang một ý nghĩa rất sâu sắc trong lòng người Việt, Tết giúp chúng ta hiểu được sự vô thường của đời người, quí và tiếc từng giây của cuộc sống. Cảm xúc nuối tiếc xen lẫn chờ đợi khiến chúng ta thấm thía hơn ý nghĩa của sự sống. Ngày Tết dâng nén hương Trầm, lan tỏa mùi hương thanh cao mang đến ánh sáng tràn đầy hy vọng, xua tan bóng tối trong lòng, bừng tỉnh hơi ấm cho cuộc đời, thể hiện lòng thành kính của con người với Tổ Tiên, Trời Đất, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt. Người người dâng nén nhang Trầm cầu nguyện cho chúng sinh được an lành, cho mọi người trong gia đình được khỏe mạnh, may mắn, thành đạt, trẻ nhỏ chăm ngoan, học hành tiến bộ, hay ăn chóng lớn. Mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý tốt đẹp chung cho cả xã hội.